+ Bảo (bảo vệ): giữ gìn, che chở
+ Hiểm (nguy hiểm): sự nguy hiểm, tai hại, điểm yếu, điều dễ tổn thương
+ Nhân (người, cốt lõi): con người, yếu tố quan trọng, cốt lõi
+ Thọ (tuổi thọ): sống lâu, tuổi thọ con người, tính mạng; hạnh phúc, mạnh khoẻ về thể xác và tâm hồn,...
Bảo hiểm nhân thọ[1] = Là hoạt động bao hàm sự cam kết mà các cam kết này phụ thuộc vào tuổi thọ của con người.
+ Hoạt động: loại hoạt động bảo hiểm
+ Sự cam kết: sự cam kết thể hiện bằng hợp đồng bảo hiểm[2]

2. TẠI SAO BẠN PHẢI THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ?
Lợi ích căn bản khi tham gia bảo hiểm nhân thọ:
+ Là cách duy nhất giúp bạn có được sự "an tâm"[3], cung cấp cho bạn sự bảo vệ tài chính[4] toàn diện trước các rủi ro trong cuộc sống như tai nạn, bệnh hiểm nghèo, mất sớm hay tuổi về hưu.
+ Là cách chi tiêu (chi cho tiết kiệm dài hạn) đúng đắn nhất thể hiện trách nhiệm[5] của bạn đối với bản thân, gia đình và xã hội thông qua "đặc tính kỷ luật"[6] của nó.
+ Là "điều kiện bắt buộc" để bạn có thể đạt được "tự do tài chính cá nhân".
3. CÁCH THỨC ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI KHI THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ?
Ở Việt Nam, kênh phân phối bảo hiểm qua đại lý bảo hiểm vẫn là kênh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đại lý bảo hiểm là con người, mà con người vốn dĩ phức tạp, sự phức tạp ấy tạo ra rất nhiều rủi ro cho khách hàng. Nên cách thức để đảm bảo quyền và lợi ích của mình khi tham gia là bạn cần chủ động trong 4 bước sau:
Bước 1: Xác định đúng mục đích tham gia
+ Có mục đích rõ ràng, hiểu nhu cầu, mong muốn của bản thân và kiên trì theo đuổi nó khi tham gia.
+ Đừng tham gia cho có, không đúng giá trị bảo vệ hoặc không phải vì các lợi ích đã nêu ở trên.
+ Luôn xem xét kỹ và cân nhắc lợi ích khi tham gia cũng như khi hủy hợp đồng trước hạn.
Bước 2: Hiểu rõ về các nguyên tắc trong bảo hiểm
+ Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các nội dung liên quan đến giao kết hợp đồng bảo hiểm.
+ Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm.
+ Nguyên tắc số đông (quy luật số lớn): Theo quy luật này, nếu thực hiện việc nghiên cứu trên một lượng đủ lớn đối tượng nghiên cứu, người ta sẽ tính toán được xác suất tương đối chính xác khả năng xảy ra trong thực tế của một biến cố.
+ Nguyên tắc khoán: Theo nguyên tắc khoán, khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, công ty bảo hiểm căn cứ vào số tiền bảo hiểm của hợp đồng đã ký kết và các quy định đã thoả thuận trong hợp đồng để trả tiền cho người thụ hưởng. Khoản tiền này không nhằm mục đích bồi thường thiệt hại mà chỉ mang tính chất thực hiện cam kết của hợp đồng theo mức khoán đã quy định.
+ Nguyên tắc nguyên nhân gần: Là nguyên nhân chủ động, hữu hiệu và chi phối sự việc dẫn đến tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm. Điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân đó có thuộc trách nhiệm bảo hiểm không.
Bước 3: Chọn đúng tư vấn chuyên nghiệp
Tư vấn chuyên nghiệp phải là người đạt được 10 tiêu chuẩn đạo đức hành nghề, gồm:
+ Đại lý luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên trên quyền lợi của mình, tôn trọng và quan tâm đến lợi ích hợp pháp của khách hàng.
+ Đại lý bảo hiểm là người trung thực, liêm chính với mọi đối tượng khách hàng, đồng nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan chức năng.
+ Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn và phân tích nhu cầu để khách hàng lựa chọn đúng sản phẩm bảo hiểm mà khách hàng có lợi nhất và họ có thể chuyển giao đầy đủ rủi ro có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo phù hợp với khả năng tài chính hiện tại của khách hàng.
+ Được tiếp xúc và tư vấn với khách hàng nhưng đại lý không phải là bên trung gian để có thể thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm với mọi nghĩa vụ và quyền lợi của khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm.
+ Hiểu rõ đặc tính của sản phẩm để giải thích đầy đủ, trung thực các đặc điểm, quyền lợi, điều kiện và nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia bảo hiểm.
+ Tuân thủ mọi quy định về tài chính tiền tệ; phân biệt rõ ràng tiền của khách hàng, tiền của doanh nghiệp và tiền của cá nhân đại lý.
+ Cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời cho doanh nghiệp bảo hiểm về các thông tin liên quan đến khách hàng từ khi gửi yêu cầu bảo hiểm cho đến hết quá trình tham gia bảo hiểm của khách hàng.
+ Nhanh chóng chuyển các yêu cầu, thắc mắc và khiếu nại của khách hàng cho doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Bảo đảm bảo mật thông tin của khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Tuân thủ mọi quy định của pháp luật và doanh nghiệp.
Bước 4: Thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng
- Quyền lợi của khách hàng
+ Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động hợp pháp theo quy định tại Việt Nam.
+ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.
+ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
+ Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm , khi đó doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.
+ Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của khách hàng
+ Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
+ Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
+ Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÙNG CHUYÊN GIA
Điện thoại: 0911 82 00 01 (Mr Nam)
Email: namnguyenft.dpga@gmail.com
Tham khảo, giải thích thuật ngữ:
[1] Theo khoản 12, điều 3, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000:
“Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.”
[2] Theo khoản 1, điều 12, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000:
"Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm."
[3] An tâm: Sự bình an trong tâm trí
[4] Bảo vệ tài chính: Giá trị bằng tiền của sự bảo vệ.
[5] Trách nhiệm ở đây được hiểu là: Việc để dành tiền cho con đi học, cho con một số vốn để vào đời, hoặc có thể tiết kiệm tiền để mua xe, mua nhà, vui hưởng cuộc sống sau khi về hưu…
[6] Đặc tính kỷ luật: Đóng phí đều đặn, định kỳ hàng quý, nửa năm, năm.